chữ nôm... từ Hà Nội tới Paris

"Đéo mẹ cha đứa nào ở trong cái nhà này"
nguồn: tranh số 531,  sách “Kỹ thuật của người An Nam”, Hà Nội, phố Hàng Đồng

Sáng nay (thứ năm 10 tháng 2 năm 2022), có chuyện làm gần boulevard Montparnasse (Paris 15ème), chợt thấy trước cửa một tiệm bán mắt kính opticien, một tấm affiche quảng cáo to ngang mặt cửa kính, có tên nào vẽ tag nguệch ngoạc một cái "hình tam giác". Vụt nhớ đến một bức tranh trong sách của Henri Oger  "Kỹ thuật của người An Nam" (*01), với câu chữ nôm viết trên tường một tiệm hàng đồng Hà Nội (*02), bên cạnh một cái hình tam giác, y hệt như cái hình hôm nay trên phố Paris:

photo dtk 2022-02-10, boulevard Montparnasse, Paris

Một chữ nôm viết cách đây hơn 100 năm, trên tường một nhà hàng đồng 茄行銅 ở Hà Nội, nay lại thấy trên một đường lớn ở Paris, không phải lạ sao? Một chữ viết mà bất cứ một dân tộc nào, sống ở bất cứ thời đại nào, ở bất cứ nơi đâu trên trái đất cũng hiểu!

Hình dưới đây chụp từ góc đường Du-Cherche-Midi và boulevard Montparnasse. Hãy để ý cái lều trắng bên vỉa hè tay mặt: đó là một  cái lều cho người ta thử nghiệm Covid-19:

photo dtk 2022-02-10, boulevard Montparnasse, Paris

Hình dưới đây chụp — trước quán café, bên cạnh tiệm bán kính mắt opticien — một cột kiosque Morris truyền thống Paris, chuyên dán affiches rao tin về phim ảnh, kịch trường, triển lãm nghệ thuật, v.v. Đọc lướt qua tấm affiche nền đỏ, giống như một cái bao lì xì năm mới  — hôm nay là mùng 10 tháng giêng Nhâm Dần —, đó là một chương trình hài hước theo đề tài chính trị gì đó, về Chirac (1932-2019) cựu tổng thống Pháp trong 2 nhiệm kỳ (1995-2002, 2002-2007). Có mấy câu ghi rằng vở kịch phỏng theo nhiều sự kiện lịch sử.

photo dtk 2022-02-10, boulevard Montparnasse, Paris

Sau hôm chụp tấm hình này, nhận được một bản tin có hình thủ tướng Phuck Nhà Nước XHCN, đầu năm con cọp, diễn lại lối tịch điền của vua Tàu xưa, đi giày ten-nít, bước xuống ruộng, đủn con trâu vằn vàng, ra điều khuyến khích nông dân cày bừa, trông tếu không thể tả:



Có ai viết một vở kịch về lịch sử Việt Nam hôm nay (kể từ 1975) không nhỉ? Chắc buồn cười lắm... và không khéo làm nhân dân đổ nước mắt chan hòa:

0781. Đau lòng kẻ ở người đi,
0782. Giọt rơi thấm đá tơ chia rũ tằm.




Đặng Thế Kiệt
2022-02-14




tham khảo

(*01)
Oger, Henri (1885-1936)
Accompagné d'un dessinateur vietnamien, Henri Oger a parcouru pendant 2 années (1908-1909) les rues de Hanoi et des faubourgs de la capitale afin d'inventorier et de saisir la formidable diversité des industries et commerces, en ne négligeant aucun aspect de la vie privée comme publique de l'époque. C'est son amour du Vietnam et de son peuple qui a permis à Henri Oger de surmonter à cette époque toutes les difficultés dans la collection des fonds et dans la réalisation de cette œuvre gigantesque (plus de 4.000 dessins et croquis au total). "Henri Oger a réussi à le réaliser et à laisser au peuple vietnamien un trésor inestimable", a souligné Olivier Tessier.
https://www.lecourrier.vn/les-techniques-du-peuple-annamite-au-centre-dune-conf-eacuterence-agrave-hanoi/31275.html

Technique du peuple annamite
Mechanics and Crafts of the Annamites, Kỹ thuật của ngưởi An Nam
Collection : Publications hors série de l'École française d'Extrême-Orient
Numéro de collection : 35
Édition : EFEO
Année de parution : 2009
https://www.sudoc.fr/145607801
 
(*02) 
"Đéo mẹ cha đứa nào ở trong cái nhà này"






Comments

Popular Posts