Trích dẫn:
Hán Dịch Kim Vân Kiều Nam Âm Thi Tập
Vĩ Hưng ấn quán, Sài Gòn, 1961 (*)
LỜI PHẨM BÌNH VỀ CUỐN
ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH
KIM VÂN KIỀU là một cuốn truyện tiểu thuyết phong tình, do ông Thanh Tâm Tài Nhân đời nhà Minh bên Trung Hoa soạn tập. So với những quyển Hồng Lâu Mộng, Tây Sương Ký, Hoa Nguyệt Ngân, Kim Bình Mai, v.v., thì cốt truyện đơn giản, văn bút kém phần linh hoạt, nên không thu hút được đại đa số độc giả. Bởi vậy, Hán văn nguyên bản ngày nay trong nước cũng như hải ngoại, hầu như đã thất truyền,
Nhưng từ khi trải qua ngọn bút của đại thi sĩ Nguyễn Du tiên sinh, dịch thành thơ nôm, gọi là ”Đoạn Trường Tân Thanh", thì cuốn truyện đó, đã ngang nhiên hùng bá Thi Đàn Việt Nam, và trở thành một tác phẩm không tiền khoảng hậu, một điệu thơ thiên niên bất hủ của nước Việt.
Điều đó đối với các đọc giả đông tây, nếu đã hiều biết tới văn nghệ Việt Nam, thì đều phải công nhận như vậy.
Cho nên từ khi Nguyễn Du tiên sinh tạ thế, thi tập này ra đời, hơn nửa thế kỷ nay, dần dần đã phổ biến khắp nước Việt, ai ai cũng biết tới và ngâm vịnh. Biết bao văn nhân thi sĩ có danh vị, tài ba, đã làm văn viết báo, khen ngợi và chú giải. Trong đó có ông Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Nguyễn Khắc Hiếu và Lê Văn Hòe, đã lần lượt giảng giải thi tập này; bằng Việt văn cùng Hán điền rất tường tận. Về phần Pháp văn, thì có ông Nguyễn Văn Vĩnh, và M. René Crayssac dịch thơ Kiều ra Pháp văn, và ông Trần Cửu Chấn chú giải chuyện Kiều bằng Pháp văn. Còn về Hán văn thì có ông Lý Văn Hùng, viết cuốn Kim Vân Kiều bình giảng (xuất bản năm 1955). Tới đây, cuốn truyện này có thể gọi là cùng chung đúc trong một lò văn hóa Hán Việt Đông Tây.
Vậy tác phẩm văn nghệ của Nguyễn Du tiên sinh, bởi lẽ gì trở nên một cái tên bất hủ, mà hậu thế tôn sùng đến thế ? Điều đó không lạ, cổ Nho có câu: "Văn tu cùng nhi hậu công, vật bất đắc kỳ bình tắc minh" (文須窮而後工, 物不得其平則鳴) văn chương gặp bước đường cùng mới hay, muôn vật gặp sự bất bình sẽ lên tiếng, Nguyễn Du tiên sinh với cái tài kinh quốc, với ngọn bút sinh hoa, dốc một lòng trung, trải hai trào đại, cảm khái sự tao ngộ, mượn đầu đề để tỏ bày tâm sự, mới đem cả cuốn truyện Kiều dịch thành thơ nôm lục bát, toàn tập gồm 3.254 câu, triền miên tê tái, quán xuyến một hơi, đoạn xót xa mỗi chữ một giọt máu, chỗ văn hoa mỗi câu một chuỗi ngọc.
Trong truyện, lấy Kiều làm vai chính. Tài sắc song toàn, tạo hóa trêu ngươi, hồng nhan bạc mệnh, đày đọa truân chiên. Ngoài ra những vai phụ, thì có Kim Trong phong lưu tuấn tú; Từ Hải lỗi lạc anh hùng; Mã Giảm Sinh hèn mạt bỉ ổi; Thúc Kỳ Tâm nhu nhược vô tài; còn như Sở Khanh cùng Bạc Hạnh, quỷ quyệt xảo trá, Hoạn Thư và Tú Bà cay nghiệt chua ngoa; Giác Duyên và Tam Hợp Thiền Sư thì thương xót nhân loại; quan lại cùng Ưng Khuyển tay sai, thì bòn hút dân chúng. Ngẫm kỹ, sự rèn câu dụng ý; tả thành họa sắc, thì người nào ra dáng kẻ đó, nhất cử nhất động, y hệt không sai, ý thì bay bướm như tiếng đàn, lưu loát như hành vân lưu thủy, trơn tru như giải áo trời không vết, văn chương đến thế, đáng khen là tột bậc rồi.
Truyện Kiều xưa kia nguyên là một cuốn tiểu thuyết theo áng văn xuôi, nay Nguyễn Du tiên sinh dịch ra thành một thiên thơ nôm dài đằng đặng, trong đó tự tình tả cảnh, nhân vật đối đáp, ý nghĩa phức tạp, nên câu văn và dùng chữ không khỏi có chỗ trùng điệp.
Xét ra truyện Kiều kết cấu đơn giản, nhưng ngụ ý rất sâu sắc, chỉ tả ông Vương viên ngoại với cái gia tư tầm thường, thân thế thanh bạch. Sinh vào lúc trào đại thanh bình, mà cũng bị tham quan nhũng lại bòn hút, đến nỗi hàm oan chịu tội, khiến cho nàng Kiều phải bán mình chuộc cha, gia đình ly tán, hồng nhan đày đọa, bao nỗi đắng cay, chỉ một đoạn đó, cũng đủ vạch rõ cho ta thấy nền chính trị của thời đại phong kiến lúc đó hủ bại đến mực nào. Thêm vào đó, những thái độ xảo trá của mụ giàu du côn, những hành động hung bạo của tay sai cửa quyền, bọn lưu manh hoành hành chẳng sợ sệt, phe nữ lưu bị đè nén dày xéo, càng thấy rõ sự tối tăm của xã hội thời đó, cho nên trong truyện tác giả lấy Từ Hải là một nhân vật lý tưởng, để cải cách sự hủ bại của xã hội phong kiến, lúc đầu vui thú thanh lâu, gặp gỡ nàng Kiều, anh hùng mỹ nhân, tri âm tương ngộ. Hành văn tới đó, thay đổi cả một điệu thơ bi đát, hóa thành hùng tráng du dương. Tả Từ Hải ra dáng một anh hùng hào kiệt; "kiếm đởm cầm tâm" (劍胆琴心) trong khi gã hoành tảo Chiết Giang, hùng cứ Hoa Nam, báo ân oán cho mỹ nhân, dẹp bất bình cho thiên hạ, thưởng phạt liêm chính, ân oán phân minh, thực hào hiệp vậy thay! Tới khi Từ Hải bị trúng kế chiêu an, yêu minh thành hạ, thúc giáp quy hàng, thì bị ám hại, dưới làn tên đạn như mưa, mà chàng vẫn đứng sững giữa trời, đến chết cũng không ngã gục. Thực hùng dũng biết bao!
Xét ra Nguyễn Du tiên sinh là một vị đại thần trong thời đại vua chúa, đối với một vị anh hùng thảo mãng trong một cuốn truyện, mà dám ca tụng quá đỗi như vậy, thực là một tác phong can đảm.
Trong truyện, lấy quan niệm luân lý để khuyến khích thế tục. Đem định luật nhân quả để cảnh tỉnh ngu si, là những điểm hay của quyển sách này.
Vậy thì ông Thanh Tâm Tài Nhân soạn tập quyển "Truyện Kim Vân Kiều". Và ông Tố Như tiên sinh dịch thành "ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH". Tuy rằng Hoa Việt dị âm, nam bắc khác điệu, song đối với sự ngụ ý xa xôi, dụng tâm khắc khổ, thì có thể gọi là: khác giọng mà đều hay, cùng tiếng tơ đồng, cùng một cảm khái vậy.
Tôi đây một kẻ thiển học, tính thích thơ phú, nghề ngâm nga cũng võ vẽ hiểu biết đường lối, nay gặp lúc bang giao Hoa Việt thân thiện, nền văn hóa đông nam cần được sự giao lưu, nên tôi thấy áng văn bất hủ này cần phải dịch đi dịch lại, cho thêm phần tinh tuý; tôi không quản tài năng kém cỏi, đem tập thơ nôm của Nguyễn Du tiên sinh, dịch thành 812 bài thơ thất tuyệt, và một bài thơ thất luận theo Đường luật, và mỗi bài có phụ chú cách đọc Hán văn theo Việt âm, đặt tên là "Hán dịch Kim Vân Kiều nam âm thi tập".
Nguyên văn là tập thơ lục bát, nay dịch thành thơ Hán thất tuyệt, không khỏi có chỗ câu trên có thừa, mà câu dưới thì thiếu. Những điền tích tài liệu trong tập thơ đó, phần nhiều dẫn trong sách Hán văn, nhưng phương ngôn tục ngữ của dân tộc Hoa Việt vẫn không khỏi có chỗ khác nhau, nên dù sao cũng không dịch sát nghĩa theo nguyên văn hoàn toàn được. Mà chỉ mong mỗi câu đều theo định luật âm vận, và ý nghĩa nguyên văn, đã là sự cố gắng vậy.
Xét nguyên bản truyện Kiều, tất cả chia ra làm 20 hồi. Nhưng từ khi Nguyễn Du tiên sinh dịch thành thơ nôm, thì đã bỏ đi không dùng. Nay chúng tôi dịch thành thơ Hán, lại đem nguyên văn đặt từng hồi như truyện cũ, gọi là sửa chữa lại câu văn thêm thắt ít nhiều, chia ra từng đoạn mà đặt vào, gồm có 22 hồi, cho thêm phần rõ ràng. Hồi thứ nhất đặt là: "Mộng đào mà sanh, bạc mệnh triệu trưng hoa nửa úa! Tiếng đàn như oán, đoạn tràng phổ lựa khúc tân thanh". Sở dĩ có đề này là vì trong truyện cũ, mẹ cô Thúy Kiều tên là Hà Thị, nằm chiêm bao thấy ông Lão cho một cành đào, nửa nở nửa úa, mà sanh nàng, nhưng trong tập của Cụ Nguyễn chưa nhắc tới, nên tôi xin thêm vào cho toàn mỹ. Ngoài ra đoạn cuối cùng đặt thêm hồi thứ 22: "Nợ trước tiêu trừ, mượn gió mát trăng trong, phong trần gội sạch. Duyên xưa tái hợp, vui cuộc cờ đàn hát, cầm tất thanh cao" để cho đỡ trống. Ngoài ra những câu đặt đầu đề trong mỗi hồi, đều sửa chữa thêm thắt lại, cầu cho độc giả xem qua mỗi một đầu đề, cũng có thể hiểu rõ những sự cốt yếu xảy ra trong đoạn đó, với những ý nghĩa mệnh đề sâu sắc của tác giả.
Sau khi dịch xong tập thơ này, chúng tôi muốn tiếp theo chú giải Hán Việt Văn cho thêm phẫn tường tận, nhưng vì nhận thấy trước đây những học giả Việt Hoa đông tây, đối với thi tập của Nguyễn tiên sinh cũng đã giảng giải rất nhiều, vả lại công việc này phải hao tốn rất nhiều thời gian và tinh thần, mà chính dịch phẩm của chúng tôi cũng chưa dám chắc có giá trị phần nào đối với nền cổ học Hán Việt, nên xin tạm ngừng bút.
Đem cái tài thiển mọn của chúng tôi, dịch tập thơ bất hủ của Cụ Nguyễn, gồm những 3250 mấy câu, dịch thành ngoài 800 bài thơ chữ Hán, chắc không khỏi có chỗ lầm lẫn và sơ suất, kém phần công chỉnh, điều đó còn mong các vị Văn nhân, Thi sĩ, Nho giáo kỳ cựu, trong làng văn thơ Hoa Việt chỉ giáo cho chỗ hay dở của nó, đó là cả một sự may mắn của dịch giả nói riêng, mà cũng là cả một sự may mắn cho giới văn hóa Hoa Việt nói chung.
DỊCH GIẢ: ĐÔNG Y SĨ TRƯƠNG CAM VŨ
HIỆU AN MỆNH CƯ SĨ
BIỆT HIỆU TRI CƠ
Tân Sửu Niên Xuân năm 1961
Hán văn
我對於斷腸新聲之評語
金雲翹傳原屬明朝青心才人之遺著, 其作品比諸紅樓夢, 西廂記, 金瓶梅, 花月痕等言情小說, 略見遜色, 故未能獲得後世讀者歡迎採閱。因之國內外舊傳原本, 幾付闕如矣。
唯自經越南大詩人阮攸先生譯作南音詩歌, 易名:「斷腸新聲」後, 竟一躍而雄霸南國詩壇, 為越地空前曠後之不朽絕唱。斯固一般領略越南文藝之中西人士, 莫不公認之事實。是故自阮攸先生逝世, 其遺集付梓以還, 近數十年, 漸見風行全越, 仕庶同歌, 村嫗都曉, 其文章感人之深, 於此可見, 個中不少騷人墨客, 知名之士, 評述講解, 序讚頌揚, 其中尤以裴杞, 陳重金, 阮克孝及黎文槐先生等, 曾次第作詳盡之越文兼漢典之註釋外。法文譯本, 則有阮文永先生暨法國人基禮塞士 (René Crayssac) 個別譯金雲翹詩, 及陳久振先生作法文翹傳註解等...至於中文譯本則有李文雄先生之金雲翹評講一書(於一九五五年面世)翹傳至此, 可謂冶漢越中西文化於一爐矣。
唯素如先生之文藝作品, 果何由而獲得名垂不朽, 為後世所推崇, 一至於斯耶?
此無他, 所謂「文須窮而後工, 物不得其平則鳴。」蓋先生以經國之才, 生花之筆, 心存孤忠, 身歴兩朝, 感懷遭際, 借題發揮, 竟將整体青心才人之言情小說, 譯作南音六八句體詩歌, 全集都凡三仟弍佰五十四句, 纏綿悱惻, 一氣呵成, 悽愴處字字瀝血, 藻麗處句句珠璣。傳中以翠翹為主角, 才色雙全, 竟遭天妬, 紅顏命薄, 刧歴艱辛。其他副角, 如金重之風流俊逸, 徐海之磊落豪雄, 馬監生之齷齪可鄙, 束其心之懦弱無能, 加以楚卿薄某之詭詐, 秀媽宦姐之刁蠻, 覺緣三合之悲天憫人, 官吏鷹犬之魚肉民生。
觀其諫句諫意, 繪聲繪色, 莫不維妙維肖, 形容盡致, 而其文字之結構, 抑揚頓挫, 開闔有方, 深奧處經典是引, 顯淺處婦孺皆知, 寫景則詩中有畫, 寫意多絃外之音, 措詞極雕琢之能事, 押韻乏牽強之流弊, 暢若行雲流水, 恰似無縫天衣, 文章至此, 堪嘆觀止矣!
雖然, 翹傳原屬小說散文體而譯作長篇詩歌, 其中紓情寫景, 尤多人物對話, 枝節重繁, 難免有意迫於奢, 字貧於複之處。
縱觀本傳紀事簡而寫意賅, 單寫王員外以清白之身世, 尋常之家資, 居於昇平之王朝, 也遭官吏之魚肉, 含冤莫訴, 卒致兒女賣身, 家庭離散, 紅顏遭刼, 不盡酸辛, 已想見封建時代政治之腐敗, 加以惡棍虔婆之狡獪, 權門鷹犬之囂頑, 流氓之窮凶極惡, 女性之橫遭蹂躪, 更顯出當時社會之黑暗。
是故作者以徐海為革除封建社會流弊之理想人物, 當其青樓買笑, 邂逅翹娘, 英雄美人, 惺惺相惜, 行文至此, 一轉悲鬱沉悶之氣, 頓作激昂雄壯之聲, 寫得徐某義腸俠骨, 劍胆琴心, 當其橫掃浙東, 雄踞華南, 為美人復恩仇, 為天下蕩不平, 賞罰廉正, 恩怨分明, 何其俠也?及其計中招安, 盟要城下, 矢石紛投, 而雄尸屹立, 至死不屈, 何其勇也?
以阮才子身為帝制時代之朝臣, 而對此草莽英雄, 歌頌備至, 實屬大胆作風。
傳中以倫理觀念勵末俗, 以因果定律警愚頑, 尤為本書可取處。
然則青心才人「金雲翹傳」之作, 與夫阮攸先生「斷腸新聲」之譯, 雖則中越異腔, 南北別調, 而其寓意之深, 存心之苦, 可謂異曲同工, 聊有同慨矣。
余性耽詩詠, 對於雕虫小技, 略窺門徑, 值玆華越邦交, 力圖親善, 東南文化亟待溝通之際, 我認為此類不朽文藝傑作, 誠有精益求精, 一譯再譯之必要, 用特不揣淺陋, 敢救東施之顰, 聊作續貂之舉, 謹將阮才子之南音詩集, 譯作唐體七言絕句, 共八佰一十二首, 暨七律詩一首, 每首另附注漢文越音讀法, 易名為:「漢譯金雲翹南音詩集」, 唯原集乃六八句南音詩歌, 但其體, 玆譯作漢文七絕詩, 未免上有餘而下不足, 且集中詞句, 雖多出自漢典, 但其方言俗語, 聞有不同處, 故終不能盡其意, 但求句句不失作者原意, 字字符合音韻定律, 依次編譯, 順流而下, 亦可云:勉為其難矣。
考原傳共分二十回, 唯自阮才子譯作南音詩歌後, 各越文本經已取締, 玆再翻成漢文詩, 譯者仍將原傳回數略事增刪, 分段加入, 共作二十弍回, 其第一回題為:「夢桃而生, 半謝早徵薄命兆。鳴琴似怨, 一篇新譜斷腸聲。」
蓋原傳載王何氏夢桃半開謝而生翹, 唯阮詩從略, 故特補充之, 以全其美, 並加最後第卄二回題為:「宿債償清, 翫風月以洗風塵, 前緣再會, 藉琴棋而友琴瑟」以補後段之空虛, 其他各回, 均略事增刪, 務令讀者批閱, 一覽便可明瞭該段內容之要點, 暨作者命題之深意。
鄙意擬譯後, 再作在詳盡之漢越文註解, 奈因有鑒於過去一般法越中西學者, 對阮詩之闡釋, 已大不乏人, 且此番工作更須耗費相當之時間與精神, 而自問所譯, 未必通順得體, 有裨於漢越文化溝通之真正價值存在?故特從略。
以淺陋之薄才, 譯不朽之詩章, 洋洋三千二佰餘句, 都凡八百一十餘篇, 難免無音韻脫節, 遺漏疎虞, 失於工整之處, 尚祈海內外中越文壇諸君子, 有以指正之, 則譯者幸堪!文化界幸堪, 是為序。
東醫士張甘雨, 號安命居士別號知機。
書於堤城旅次
Chú thích
(*) Sao chép nguyên văn sách của Trương Cam Vũ, các trang 17 đến 24, theo bản pdf hạ tải từ Nhà kho Quán Ven Đường (Huỳnh Chiếu Đẳng) http://ndclnh-mytho-usa.org/Nha-Kho_Quan-Ven-Duong.htm
Chúng tôi chỉ sửa đổi vài sai sót ấn loát:
bản Hán văn: Nguyễn Hữu Vinh
bản Việt văn: Đặng Thế Kiệt
Comments
Post a Comment