Skip to main content

Posts

Featured

Từ duyên Kiều đến duyên Phật

Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng, “ Ngã độc Kim Cương thiên biến linh (Tôi đọc Kinh Kim Cương cả ngàn lần). ”  (*1) Tất nhiên, không phải vì một câu thơ đó mà vội cho rằng Nguyễn Du là người thâm hiểu Phật Pháp. Trong hàng ngàn áng thơ văn bằng chữ Nôm và chữ Hán của ông bàng bạc tinh hoa Phật Pháp, đặc biệt nhất là trong Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh và Truyện Kiều . Riêng trong Truyện Kiều chuyên chở nhiều giáo nghĩa thâm sâu của Phật Pháp mà nổi bật nhất là tư tưởng “duyên” hay “duyên sinh”, “duyên khởi”. image Internet Thật vậy, Truyện Kiều với 3254 câu thơ lục bát, đã có tới 47 (*2) chữ “duyên,” được mô tả trong nhiều trạng huống đa dạng, từ mối tương quan, tương duyên trong tình cảm cá nhân, đến gia đình, bằng hữu, con người, xã hội, nhiên tính, thời tính, lý tính và đạo lý. Mở đầu là cơ duyên Kiều thăm

Latest Posts

KIỀU VÀ TIẾNG ĐÀN BÊN SÔNG

Lê Phổ (1907-2001)

Tôn Thất Đào (1910-1979)

Trương Cam Vũ 張甘雨: lời bình