quỷ quái tinh ma

 

Trong Truyện Kiều có 2 lần Kiều dùng chữ "tinh ma" để nói về Hoạn thư, và 1 lần để nói về những người độc ác nham hiểm đã đền tội trong vụ xử án trả ơn báo oán của nàng (nhờ Từ Hải trợ giúp (*01)).

Lần thứ nhất là lúc Hoạn thư vừa đón Thúc sinh trở về quê nhà Vô Tích, — khoảng 1 tháng sau ngày từ biệt Thúy Kiều ở Lâm Tri (*02):

1801Tiểu thư đón cửa dã dề,
1802Hàn huyên vừa cạn mọi bề gần xa.
1803Nhà hương cao cuốn bức là,
1804. Buồng trong truyền gọi nàng ra lạy mừng.
1805. Bước ra một bước một dừng,
1806. Trông xa nàng đã tỏ chừng nẻo xa:
1807. Phải chăng nắng quáng đèn lòa,
1808. Rõ ràng ngồi đó chẳng là Thúc sinh?

Thúc sinh vô tình chưa biết là trên chuyến đi về nhà "thăm" vợ cả là Hoạn thư, bà này đã biết tin chồng mình đã lấy vợ bé ở Lâm Tri, và đã bày mưu thâm độc để trả thù hành hạ cả hai người — Thúc sinh và Kiều (*03). Thật vậy, trong khi Thúc sinh đi đường bộ từ Lâm Tri về quê nhà Vô Tích, Hoạn thư đã sai hai tên gia nhân thân tín Hoạn Ưng và Hoạn Khuyển đi tắt theo đường biển từ Vô Tích đến Lâm Tri, bắt cóc Kiều đem về làm thị tỳ cho Hoạn bà (phu nhân quan trủng tể Lại bộ thượng thư), rồi cho sang làm con ở hầu hạ Hoạn thư. Tất nhiên, lúc đó Kiều (Hoạn thư gọi tên là "con Hoa"), cũng chợt hiểu ra là nàng đã mắc bẫy Hoạn thư rồi:

1809. Bây giờ tình mới rõ tình,
1810. Thôi thôi đã mắc vào vành chẳng sai.
1811. Chước đâu có chước lạ đời?
1812. Người đâu mà lại có người tinh ma?

(1812) tinh ma:  ác đc, him quái (như con tinh, con ma).

Lần thứ hai là lúc Kiều quyết định trả ơn Thúc sinh trong vụ xử án trả ơn báo oán đã nói ở trên:

2329Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,
2330. Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?
2331. Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân,
2332Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là.
2333Vợ chàng quỷ quái tinh ma,
2334. Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.

(2333) qu quái tinh ma  
qu, yêu tinh, ma quái; t d ngưi tàn ác gio quyt. Xem chú gii (1812) tinh ma.

Lần thứ ba là sau khi Kiều quyết định hành hình những tên ác độc đã hãm hại nàng, từ Mã Giám sinh, Tú bà, Sở Khanh, Khuyển, Ưng cho tới Bạc bà, Bạc Hạnh.

2389. Máu rơi thịt nát tan tành,
2390. Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời.
2391. Cho hay muôn sự tại trời,
2392. Phụ người chẳng bõ khi người phụ ta.
2393. Mấy người bạc ác tinh ma,
2394. Mình làm mình chịu kêu mà ai thương.

(2393) bc ác tinh ma: xem chú gii (2333) qu quái tinh ma.

Không ngờ mấy chữ "quỷ quái tinh ma" đã đi vào tâm thức của mình tự bao giờ.
Khoảng một hai năm sau biến cố Tháng Tư 1975, tôi có làm một bài thơ "Gửi chị" nói về một người chị quen, — hai ba năm trước 1975, đã quyết định trở về nước, trong tình hình chiến tranh đã tới hồi khốc liệt. 
Bài thơ này tôi quên bẵng từ mấy chục năm qua.
Năm ngoái (2020) tôi bỗng được tin chị ấy đã sang Mỹ định cư. Tôi moi trí nhớ viết lại bài thơ:

gửi chị


@Đại Học Cần Thơ (Việt Nam)

Viết lại bài thơ bỏ quên từ 45 năm (2020-1975):

Không dưng mà bỗng nên quen,

Đồng tiền giúp đỡ không quên thuở nào.

Thân gà lật đật gầy hao,

Tây phương mộng mị vẫy chào chị đi.

Ước mang chút học chi li,

Đồng sâu lặn lội giúp chi quê nhà.

Tiếc thời quỷ quái tinh ma,

Hoang đường chủ nghĩa ta bà cu li.

Cúi nhìn trong kính hiển vi,

Thấy chăng vi khuẩn li ti ăn mòn.

Bây giờ xa cách nước non,

Mùa đông đẩy liếp lạnh thon thót người...

DTK

(2020/09/22)



Ôi, Nguyễn Du, người cha già tóc trắng của ngôn ngữ Việt Nam.



Chú thích

Xem những câu trích dẫn ::Truyện Kiều:: Nguyễn Du

http://vietnamtudien.org/vanhoc/tksmart.php


(*01)  
Từ Hải giúp Kiều trả ơn báo oán:

2319. Từ rằng: Ân oán hai bên,
2320. Mặc nàng xử quyết báo đền cho minh.

(*02)  
Kiều dặn dò Thúc sinh khi về quê thăm vợ cả

1513. Hơn điều giấu ngược giấu xuôi.
1514. Lại mang những việc tày trời đến sau.
1515. Thương nhau xin nhớ lời nhau,
1516. Năm chầy cũng chẳng đi đâu mà chầy.
1517. Chén đưa nhớ bữa hôm nay,
1518. Chén mừng xin đợi ngày này năm sau.

(*03) 
Mưu kế của Hoạn thư:

1549. Làm cho nhìn chẳng được nhau,
1550. Làm cho đày đọa cất đầu chẳng lên.
1551. Làm cho trông thấy nhãn tiền,
1552. Cho người thăm ván bán thuyền biết tay.

1837. Bắt khoan bắt nhặt đến lời,
1838. Bắt quỳ tận mặt bắt mời tận tay.
1839. Sinh càng như dại như ngây,
1840. Giọt dài giọt ngắn chén đầy chén vơi.
1841. Ngảnh đi chợt nói chợt cười,
1842. Cáo say chàng đã giạm bài lảng ra.
1843. Tiểu thư vội thét: Con Hoa!
1844. Khuyên chàng chẳng cạn thì ta có đòn.
1845. Sinh càng nát ruột tan hồn,
1846. Chén mời phải ngậm bồ hòn ráo ngay.
1847. Tiểu thư cười nói tỉnh say,
1848. Chưa xong cuộc rượu lại bày trò chơi.
1849. Rằng: Hoa nô đủ mọi tài,
1850. Bản đàn thử dạo một bài chàng nghe.
1851. Nàng đà tán hoán tê mê,
1852. Vâng lời ra trước bình the vặn đàn.
1853. Bốn dây như khóc như than,
1854. Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng.
1855. Cùng chung một tiếng tơ đồng,
1856. Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.
1857. Giọt châu lã chã khôn cầm,
1858. Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt sương.
1859. Tiểu thư lại thét lấy nàng:
1860. Cuộc vui gảy khúc đoạn tràng ấy chi?

Kiều nghĩ về Hoạn thư (khi ở Quan Âm Các):

2005. Ấy mới gan ấy mới tài,
2006. Nghĩ càng thêm nỗi sởn gai rụng rời.
2007. Người đâu sâu sắc nước đời,
2008. Mà chàng Thúc phải ra người bó tay.
2009. Thực tang bắt được dường này,
2010. Máu ghen ai cũng chau mày nghiến răng.
2011. Thế mà im chẳng đãi đằng,
2012. Chào mời vui vẻ nói năng dịu dàng.
2013. Giận dầu ra dạ thế thường,
2014. Cười dầu mới thực khôn lường hiểm sâu.






Comments

Popular Posts