hồng trần

 












Chỉ cần 14 chữ, Nguyễn Du đã vẽ ra cảnh tượng chuyến đi định mệnh của nàng Kiều:

Đùng đùng gió giục mây vần
Một xe trong cõi hồng trần như bay
(câu 0907-0908)

Hồng trần, ở đây phải hiểu ra sao?

1. Bụi bặm?
2. Cảnh phồn hoa náo nhiệt?
3. Cõi đời thế tục?

> Nghĩa thứ ba là theo thuật ngữ Phật giáo.
> Nghĩa thứ nhì là như hai hòn đá linh trong hồi Một, tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng, muốn xin đạo sĩ cho đầu thai xuống trần được hưởng vinh hoa phú quý.
> Nghĩa thứ nhất là cho những trường hợp nói về đất cát bụi bẩn.

Trong câu thơ Truyện Kiều ở trên, hình như Nguyễn Du có ý bao gồm cả 3 nghĩa trong 2 chữ "hồng trần".

"Hồng trần" có thể dịch giản dị là "bụi đỏ". Nhưng hiểu ra sao, cái đó tùy nhà thơ hay tùy theo người đọc.

Ai mang bụi đỏ đi rồi?
Ai mang bụi đỏ đi rồi?
(Phạm Thiên Thư)

Đó cũng là hình tượng cuộc lữ của mỗi một người chúng ta trong chốn bụi đời.










Comments

Popular Posts